Máy Xay Sữa Hạt Là Gì?
Máy làm sữa hạt là một thiết bị gia dụng thông minh chuyên dùng để chế biến sữa từ các loại đậu và hạt.
Chính vì phải xay nghiền những nguyên liệu cứng nên máy có cấu tạo và chức năng gần như tương tự với máy xay sinh tố nhưng được tích hợp lưỡi dao nhiều cạnh và sắc hơn rất nhiều, khiến việc xay các loại nguyên liệu được nhuyễn mịn hơn.
Các lỗi thường gặp với máy làm sữa hạt
Máy làm sữa hạt báo LỖI E1, E2 HOẶC E3
Nguyên nhân bị lỗi E1, E2 hoặc E3 là do quá trình rửa cối, có thể bạn đã vô tình để nước dính vào mâm nhiệt, khiến nó bị han.
Trong quá trình sử dụng, nhiệt truyền vào mâm kém, không ổn định dẫn đến báo lỗi E1 hoặc E3. Vì vậy bạn chỉ cần để khô hay dùng máy sấy tóc sấy khô đế của cối thủy tinh.
Lỗi E2 là do quá tải vì hoạt động liên tục hay bị khê đáy cối, hoặc lượng nước không đủ mức tối thiểu, nắp chưa được đóng đúng vị trí.
Lỗi hay bị mắc phải khi dùng máy là lỗi Khê cối:
Tùy vào các loại nguyên liệu. Nhưng tối đa là 150gr một lần nấu. (Vừng, yến mạch, gạo lứt…)
Đối với các loại đậu (đậu xanh), khoai lang, các mẹ nên nấu khoảng 100gr/1 lần nấu.
Không sử dụng hạt chia, nếp, sắn dây,… và những nguyên liệu dẻo dễ dính đáy!
Nếu nấu cùng lúc nhiều nguyên liệu quá, cối sẽ bị cháy, sữa sẽ có mùi khê, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Hoặc máy báo lỗi E3 trên màn hình, không hoạt động nữa.
-
Lỗi E1: Máy chạy trong môi trường quá đậm đặc, thiếu nước hay các khớp của cối với máy bị vênh.
-
Lỗi E2: Nắp đậy không khớp với ly cối. Bạn nên tránh rửa trực tiếp vào phần đáy ly cối vì dễ bị vô nước và ẩm ướt, trong trường hợp xay sinh tố cho thêm đá làm ẩm ướt phần đáy ly thì tháo phần nhựa phía dưới cối, hông bằng máy sấy hay phơi khô 2h.
-
Lỗi E3: Máy báo quá tải hay quá nóng, ngưng hoạt động và để máy tự nguội sau đó mới bật trở lại.
KHÔNG LÊN ĐIỆN
-
Không lắp đúng vị trí
-
Lỗi đang nấu sữa hạt thì máy tự ngắt điện
Lỗi này nguyên nhân là do trong quá trình nấu sữa, bạn đã cho đường không hòa tan vào, hoặc cho sữa bò vào trong cối. Đường và sữa sẽ bị cấn xuống đáy cối, khi gia nhiệt sẽ làm khê đường. Chế độ cảm ứng bật lên, tự ngắt điện.
Các bạn không xoáy nắp trên cùng chặt chẽ vào khớp. Khi máy chạy sẽ làm rung và làm cho khớp kết nối giữa cối thủy tinh và nắp bị tách rời nhau ra, khiến cho máy bị mất điện, dừng đột ngột.
LỖI TRÀO SỮA RA NGOÀI
Rất nhiều người đã gặp lỗi này, rất đơn giản vì bạn đã cho lượng nước quá nhiều, theo kinh nghiệm, bạn nên cho khoảng 1,2-1,4 lit cùng 0,8g hạt (đã ngâm) là sẽ không bị trào ra ngoài.
Với riêng loại hạt đậu gà có tính năng trương nở, bạn cần cho vào ít hạt hơn và để khoảng 1l nước là hợp lý.
LỖI NỨT CỐI
Cối thủy tinh được gia nhiệt rất cẩn thận, nên sẽ không bị nứt trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân là bạn đã để quên 1 que nhỏ kim loại trong cối như ốc vít, đinh hay do cối khá nặng, nên trong quá trình rửa bị va đập.
Khi cối bị nứt, nhất định không được sử dụng cối đó.
>>>XEM NGAY: Danh Sách Máy Xay Sinh Tố Đáng Mua Nhất 2022
Những lưu ý khi sử dụng máy làm sữa hạt
Để quên để kim loại trong cối xay
Một lưu ý nữa bạn cũng phải đặc biệt quan tâm đến khi dùng máy làm sữa hạt là hãy đảm bảo rằng các dụng cụ như đũa, muỗng và các vật kim loại hay các vật dụng không liên đã được lấy ra khỏi cối xay trước khi vận hành.
Vì nếu bạn bỏ quên các vật kim loại trong cối xay thì khi máy xay hoạt động sẽ khiến cối bị nứt vỡ.
Trường hợp nếu cối đã nứt, bạn tuyệt đối không được sử dụng máy để tránh gây nhiễu và trào gây nguy hiểm cho người dùng.
Lắp máy đúng khớp và đậy chặt nắp máy
Để đảm bảo an toàn và vận hành máy ổn định, trước khi cho hạt vào nấu bạn cần lắp đúng các khớp của máy.
Tiếp đến đừng quên đậy chặt nắp để tránh gây trào trong quá trình nấu sữa hạt.
Không nên cho muối, đường vào cối lúc xay
Nhiều chị em thường cho nhiều muối, đường vào cối lúc xay để giúp điều vị cho sữa.
Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho cối dễ bị khê hơn. Để tránh tình trạng trên, bạn nên cho đường, muối vào sau khi đã trút sữa ra khỏi máy.
Hoặc nếu bạn muốn cho muối, đường vào cối lúc xay, nấu bạn cần hoà tan trước khi cho vào.
Không để trẻ lại gần máy xay đang hoạt động
Trong quá trình nấu sữa hạt cối rất nóng, điều này sẽ có khả năng gây bỏng cao, đặc biệt là với trẻ em.
Hơn nữa, trẻ em có tính tò mò nên có thể vô tình gây vỡ cối. Để đảm bảo an toàn, bạn phải để máy xa tầm tay trẻ em.
Đảm bảo nguồn điện an toàn và xử lý đúng cách khi máy đang chạy bị mất điện
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy xay sữa hạt, bạn cần chắc chắn nguồn điện sử dụng có phù hợp và có an toàn không.
Việc sử dụng nguồn điện có tần số cao hoặc thấp hơn so với thông số của máy có thể làm chập điện và hư hỏng máy.
Không để lượng nước trong cối vượt quá ngưỡng quy định
Nếu để lượng nước trong cối bị vượt quá ngưỡng quy định của nhà sản xuất, sẽ rất dễ dẫn tới việc thực phẩm trong cối xay bị trào ra ngoài khi sôi, việc này vừa mất vệ sinh vừa gây nguy hiểm cho bạn và gia đình trong quá trình sử dụng.
Do đó, để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên lưu ý không để lượng nước có trong cối (bao gồm nước lọc và nước từ thực phẩm) nhiều hơn dung tích cho phép của máy.