top banner

Cách sửa lỗi Robot Hút Bụi Không Chạy hiệu quả nhất 2021

Nội dung bài viết

Robot hút bụi của bạn không chạy được? 

Đừng lo, rất nhiều người cũng gặp phải tình trạng tương tự như của bạn. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục:

Nguyên Nhân Robot Hút Bụi Không Chạy

Với hầu hết các loại robot hút bụi ngày nay, có ba vấn đề chính có thể khiến thiết bị không hoạt động được bao gồm:

Pin: Với những robot hút bụi, pin là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Toàn bộ lượng điện mà robot được nạp sẽ chứa trong viên pin. Nếu pin gặp trục trặc thì robot cũng không có năng lượng để hoạt động.

Bộ lọc: Robot hút bụi có thể tắt sớm hoặc hoàn toàn không chạy nếu quá nhiều bụi tích tụ bên trong bộ lọc. 

Tắc nghẽn: Các bộ phận khác nhau của robot hút bụi có thể bị kẹt không thể chuyển động do tóc rối, bụi và các sợi khác chặn lại. Bạn sẽ cần gỡ chúng ra để thiết bị có thể hoạt động như bình thường.

Trên đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng robot hút bụi không chạy. Trước khi bắt đầu bất kỳ bảo trì nào đối với thiết bị của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã tắt nguồn thiết bị.

Khắc Phục Robot Hút Bụi Không Chạy

Khởi động lại Robot

Cách đơn giản nhất khi gặp trường hợp robot không chạy đó là khởi động lại Robot. Bạn hãy tắt nguồn thiết bị và đợi khoảng vài phút sau đó bật lại. 

Bạn cũng có thể khởi động lại robot hút bụi về chế độ mặc định ban đầu. Tùy từng model sẽ có cách khởi động lại khác nhau.

Ví dụ với robot iRobot Roomba, bạn đặt thiết bị lên đế sạc và nhấn nút ‘Clean’ trong khoảng 10 giây cho đến khi dòng chữ màu xanh “r 5 t” hiển thị. Thả nút ‘Clean’ và robot sẽ phát ra âm báo để xác nhận việc đặt lại đã thành công.

Thay pin

Nếu robot hút bụi của bạn có điều khiển từ xa không hoạt động, nó có thể cần pin mới. Nếu bản thân robot không bật hoặc yêu cầu sạc lại thường xuyên hơn, bạn có thể cần thay pin cho thiết bị. 

Bạn nên mua pin có thể sạc lại từ cùng một thương hiệu mà thiết bị đó sản xuất. Thông thường, pin sạc được đặt trong ngăn chứa chân không của robot. Để xác định vị trí này, hãy tháo ngăn chứa bụi và mở chốt nắp ngăn chứa pin. 

Bạn có thể phải kéo cáp ra và đẩy chốt để tháo pin. Sau khi tháo pin cũ, hãy lắp pin mới vào, đảm bảo pin khớp vào vị trí sau đó lắp lại vỏ.

Đổ & làm sạch hộp đựng bụi

Thường xuyên vệ sinh thùng chứa bụi giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn. Bạn nên cố gắng vệ sinh sạch hộp bụi của máy robot hút bụi sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt.

  • Tùy thuộc vào kiểu máy của bạn mà vị trí của hộp đựng bụi có thể khác nhau 
  • Nhấc hộp chứa bụi ra (bạn có thể cần phải mở chốt bằng cách nâng tay cầm lên trên) 
  • Nhấn nút nhả theo hướng mũi tên để mở nắp hộp đựng bụi 
  • Đổ sạch hộp đựng bụi 
  • Đậy lại nắp và đặt hộp bụi trở lại vị trí của nó 
  • Đóng nắp ngăn đựng, đảm bảo bạn đã khóa chặt các chốt 

Trước khi lắp lại hộp đựng bụi, bạn cũng có thể làm sạch hộp đựng bụi. Một số robot hút bụi có đi kèm với dụng cụ làm sạch, bạn có thể sử dụng dụng cụ này để làm sạch hộp bụi và mặt dưới của nắp. 

Vệ sinh bộ lọc

Bộ lọc có chức năng giữ lại các hạt bụi li ti siêu nhỏ ở bên trong hộp đựng bụi, không để cho chúng lọt trở lại không gian sống của bạn. Rất có khả năng bộ lọc đã cũ hoặc lâu ngày chưa được vệ sinh sẽ làm hỏng thiết bị hút bụi của bạn. 

  • Tháo nắp hộp đựng bụi 
  • Lấy bộ lọc ra khỏi hộp đựng bụi 
  • Tháo bộ lọc trước và làm sạch bằng dụng cụ vệ sinh (bạn có thể dùng vải) 
  • Tiếp theo, mở chốt bộ lọc và làm sạch bằng dụng cụ vệ sinh 
  • Lắp lại bộ lọc khí thải vào nắp 
  • Đặt các bộ lọc về vị trí cũ
  • Đóng nắp hộp bụi

Bạn nên thay bộ lọc robot hút bụi khoảng sáu tháng một lần để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Làm sạch chổi cạnh

Hầu hết các robot hút bụi đều có hai chổi bên. Hai chổi này sẽ quét mọi bụi bẩn ở xung quanh vào vị trí của chổi quét và từ đó bụi bẩn sẽ bị hút vào trong máy. Theo thời gian chúng có thể trở nên rất bẩn và khiến máy hút hoạt động kém hiệu quả. 

Do đó, bạn nên vệ sinh chổi cạnh thường xuyên.

  • Lật ngược robot hút bụi và làm sạch bề mặt bằng bàn chải 
  • Tháo chổi bên ra khỏi thiết bị 
  • Sử dụng khăn lau để lau sạch và loại bỏ hết các bụi bẩn trên chổi bên
  • Lắp chổi cạnh vào robot giống vị trí ban đầu

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên thay chổi cạnh sau mỗi một năm.

Làm sạch chổi quét

Tương tự chổi cạnh, chổi quét cũng cần được làm sạch

  • Lật ngược robot hút bụi và làm sạch bề mặt bằng bàn chải 
  • Tháo phần đệm bảo vệ và chổi quét ra khỏi thiết bị 
  • Sử dụng khăn lau để lau sạch và loại bỏ hết các bụi bẩn trên phần đệm bảo vệ và cả chổi quét
  • Lắp chổi quét vào robot giống vị trí ban đầu

Bạn cũng nên thay mới chổi quét sau mỗi 1 năm sử dụng.

Làm sạch bánh xe

Bánh xe giúp robot di chuyển quanh nhà. Theo thời gian, bánh xe sẽ bám ngày càng nhiều bụi bẩn. Bạn nên lật ngược robot lại và vệ sinh bánh xe. Bạn cũng có thể tháo bánh xe ra để vệ sinh như bình thường.

Làm sạch các cảm biến

Hầu hết các robot hút bụi đều có cảm biến để đảm bảo chúng không bị rơi xuống cầu thang. Nếu cảm biến bị bám bụi, chúng có thể hoạt động không chính xác. 

Để làm sạch cảm biến, bạn chỉ cần lật ngược máy hút bụi và sử dụng một miếng bông gòn khô, cẩn thận loại bỏ mọi bụi bẩn. 

Cảm biến có thể được đặt gần bánh xe, tuy nhiên nó có thể ở một vị trí khác tùy thuộc vào kiểu máy của bạn. Bạn có thể cần tham khảo hướng dẫn sử dụng nếu bạn không thể tìm thấy nó.

Robot hút bụi không hề rẻ, vì vậy điều quan trọng là phải giữ gìn chúng và đảm bảo chúng vẫn dùng tốt theo thời gian. 

Trong trường hợp bạn không sử dụng robot hút bụi trong thời gian dài thì hãy tắt thiết bị đi và cất giữ ở nơi thông thoáng, mát mẻ. 

Trong trường hợp xảy ra lỗi, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành. Mặc dù bạn có thể khắc phục một số vấn đề nhất định, nhưng một số tình trạng có thể khá phức tạp hoặc xuất phát từ lỗi nhà sản xuất. 

Chúc bạn thành công!


 

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá