top banner

Làm Bánh Khoai Mỡ Nồi Chiên Không Dầu Có Khó Không?

Nội dung bài viết

Khoai mỡ là một trong những loại rau củ quả rất thân thuộc với mỗi gia đình. Nó không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa mà còn có vị rất ngon, hầu như ai cũng thích ăn. Giá thành của khoai mỡ cũng rất bình dân, bạn có thể mua về ăn hàng ngày mà không cần đắn đo.

Những lợi ích mà khoai mỡ mang lại 

Rất bổ dưỡng

Khoai mỡ chứa lượng lớn tinh bột và là nguồn cung cấp kali, carbohydrate cũng như vitamin C. Trong khoảng 100g khoai mỡ nấu chín sẽ đem lại:

  • Lượng calo: 140

  • Carbohydrate: 27g

  • Chất béo: 0,1g

  • Protein: 1g

  • Chất xơ: 4g

Giá trị dinh dưỡng:

  • Natri: 0,83%

  • Kali: 13,5%

  • Sắt: 4%

  • Canxi: 2%

  • Vitamin A: 4%

  • Vitamin C: 40%

Có thể giúp hạ huyết áp

Huyết áp cao là một trong những yếu tố chính gây ra các cơn đột quỵ và đau tim. Khoai mỡ có thể giúp hạ đường huyết nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Một nghiên cứu cho khả năng này của khoai mỡ tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp bình thường như thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Một nghiên cứu khác cho thấy những chất chống oxy hóa trong khoai mỡ có thể giúp ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin 1 thành 2, một hợp chất làm tăng huyết áp.

Dù những kết quả này khá tích cực nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở con người. Do đó, bạn không nên tự ý dùng khoai mỡ làm phương cách duy nhất để trị chứng cao huyết áp nhé!

Giàu chất chống oxy hóa

Khoai mỡ giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi hư hại do gốc tự do – vốn có liên quan nhiều đến tình trạng mãn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh tim và thoái hóa thần kinh. Khoai mỡ rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và anthocyanin.

Anthocyanin giúp khoai mỡ có màu sắc rực rỡ, có thể giúp chống viêm và giảm huyết áp, ung thư, bệnh tiểu đường týp 2. Nghiên cứu cũng cho thấy 2 loại anthocyanin có trong khoai mỡ là peonidin và cyanidin có thể giảm sự phát triển của một số loại ung thư như:

  • Ung thư tuyến tiền liệt: Theo nghiên cứu, cyanidin giúp làm giảm số lượng tế bào ung thư tuyến tiền liệt của người.

  • Ung thư đại tràng: Nghiên cứu cho rằng khối u ở động vật được điều trị bằng cyanidin trong chế độ ăn uống có thể giảm tới 45%. Trong khi một nghiên cứu khác ở phạm vi ống nghiệm cho thấy khoai mỡ giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư ở người.

  • Ung thư phổi. Qua nghiên cứu đã quan sát được, peonidin giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư của phổi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những nghiên cứu này sử dụng một lượng peonidin và cyanidin cô đặc. Vì vậy, bạn không nên quá phụ thuộc vào việc ăn khoai mỡ nhằm điều trị ung thư.

Bên cạnh đó, vitamin C có trong khoai mỡ giúp giữ các tế bào cơ thể được khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ sắt và bảo vệ ADN khỏi sự hư tổn. Trên thực tế, khi hấp thu được đủ lượng vitamin C cần thiết, mức độ chống oxy hóa của cơ thể có thể tăng tới 35%.

Có thể cải thiện triệu chứng hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp. Nếu hấp thu một lượng đủ chất chống oxy hóa như vitamin C và A có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Một đánh giá trên 40 nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của bệnh hen suyễn ở người lớn có liên quan đến việc lượng vitamin A thấp. Trên thực tế, những người bị mắc bệnh hen suyễn chỉ đáp ứng được khoảng 50% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. 

Ngoài ra, tỷ lệ mắc hen suyễn cũng tăng khoảng 12% ở những người có chế độ ăn ít vitamin C.

Khoai mỡ là một nguồn chứa chất chống oxy hóa vitamin A và C. Ăn khoai mỡ sẽ giúp bạn bổ sung các vitamin này cân bằng hơn.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Khoai mỡ chứa nhiều carbohydrate phức hợp và là một nguồn tinh bột tốt.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng tinh bột đề kháng từ khoai mỡ giúp làm tăng số lượng bifido (loại vi khuẩn đường ruột có lợi). Những lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột của con người, hỗ trợ phân hủy chất xơ phức tạp và các loại carbohydrate. 

Hơn nữa, chúng còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), ung thư đại trực tràng và bệnh viêm ruột (IBD). Chúng sản xuất ra các axit béo và vitamin B tốt cho sức khỏe con người.

Ngoài ra, ở một nghiên cứu trên chuột cho thấy khoai mỡ có tác dụng giúp chống viêm và giảm triệu chứng viêm đại tràng. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu về con người hơn để chắc chắn liệu ăn khoai mỡ có đem lại tác dụng chống viêm ở những người bị viêm đại tràng hay không.

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Béo phì và viêm do stress oxy hóa làm tăng nguy cơ kháng insulin (Kháng insulin là tình trạng các tế bào không phản ứng với hormone insulin – chất duy trì kiểm soát lượng đường trong máu) nên khó kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường týp 2.

Các flavonoid có trong khoai mỡ đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường týp 2. Chúng còn giúp kháng insulin và giảm stress oxy hóa bằng cách bảo vệ tế bào sản xuất insulin trong gan. 

Hơn nữa, một nghiên cứu trên 20 con chuột đã phát hiện rằng việc cho dùng chiết xuất khoai mỡ cao hơn làm giảm sự thèm ăn, khuyến khích việc giảm cân. Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu được cải thiện rõ rệt. 

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bổ sung khoai mỡ làm giảm tốc độ hấp thụ lượng đường trong máu ở chuột với mức độ cao, giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Lợi ích này có thể là do khoai mỡ có chỉ số đường huyết thấp trong khoảng 0-100. Chỉ số đường huyết là thước đo tốc độ lượng đường được hấp thụ vào máu của bạn. Khoai mỡ tím có chỉ số là 24. Điều này có nghĩa là carbohydrate được phân hủy thành đường một cách từ từ, dẫn đến việc giải phóng năng lượng được ổn định hơn, lượng đường trong máu sẽ không bị tăng đột biến.

3 Cách làm món bánh khoai mỡ chiên thơm ngon hấp dẫn bằng nồi chiên không dầu 

1. Bánh khoai mỡ chiên giòn lâu, nhiều hình dạng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 350g khoai mỡ

  • 140g bột năng

  • 50g đường

  • 100g bột bắp

  • 60g sữa đặc

  • Một ít mè rang (nếu thích)

  • 40ml sữa tươi

  • Dụng cụ cần chuẩn bị: Nồi, Thớt, Chảo, Dao 

Cách chế biến 

Bước 1: Sau khi khoai mỡ được rửa sạch, bạn cắt khoai thành từng khoanh rồi cho vào nồi hấp chín trong khoảng 20 phút. Hoặc có thể dùng nồi cơm điện hấp cũng khá tiện lợi.

Bước 2: Lấy khoai đã hấp đem nghiền mịn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cho nhanh. Chú ý làm nhuyễn thì khi làm bánh khoai sẽ mịn và ngon hơn.

Bước 3: Trộn khoai mỡ nghiễn nhuyễn với 100g bột bắp, 140g bột năng, 60g sữa đặc, 50gr đường. Dùng tay trộn mịn cho hỗn hợp được hòa đều vào nhau. Lấy màng bọc bọc kín thực phẩm bột không thoát hơi và ủ bột khoảng 30 phút.

Bước 4: Sau khi ủ bột, bạn xoa vào tay ít bột năng để không dính tay. Chia bột rồi nặn tạo hình bánh theo các hình dạng khác nhau tùy ý thích giúp tăng vị giác hơn.

Bước 5: Bạn cho các miếng khoai mỡ vào khay rồi cho vào nồi chiên không dầu. Bạn nướng trong khoảng 10 phút ở mức nhiệt 180 độ C. Lưu ý bạn có thể phết qua lớp dầu mỏng để khoai được giòn ngon hơn.

Nướng xong bị bỏ khoai ra và có thể thưởng thức được luôn.

2. Bánh khoai mỡ sợi chiên

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500 khoai mỡ

  • 50ml dầu ăn

  • 50g đường

  • 1 bịch bột chiên giòn

  • 50ml sữa tươi

  • 50g muối

Cách chế biến

Bước 1: Mua khoai mỡ về bạn rửa sạch, bạn thái sợi chỉ rồi cho vào chậu nước muối lạnh để ngâm. Cách ngâm khoai mỡ này sẽ giúp chiên khoai giòn lâu hơn. Sau khi ngâm được khoảng 20 phút thì bạn vớt ra rổ, để ráo nước.

Bước 2: Bạn hãy cho ít bột chiên giòn hoặc bột mì vào tô lớn rồi cho muối, đường và ít sữa tươi vào trộn đều. Tiếp theo cho vào khoai mỡ thái sợi.

Bước 3: Bạn cho khoai mỡ vào khay rồi cho vào nồi chiên không dầu. Bạn nướng trong khoảng 10 phút ở mức nhiệt 180 độ C. Lưu ý bạn có thể phết qua lớp dầu mỏng để khoai được giòn ngon hơn.

Nướng xong bị bỏ khoai ra và có thể thưởng thức được luôn.

3. Bánh khoai mỡ chiên nhân trứng cút phô mai (nhân mặn)

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500g khoai mỡ

  • 200g bột năng

  • 100 bột năng

  • 100g bột nếp

  • 50g muối

  • 1 vỉ trứng cút

  • 50g đường và 50ml sữa tươi

  • Phô mai lát hoặc phô mai kéo sợi

Cách làm nhân mặn (thay thế cho nhân phô mai và trứng cút)

  • 100g thịt nạc heo xay

  • Hành tím

  • 100g tôm tươi băm nhỏ

  • 2 nấm mèo khô ngâm mềm rồi xắt sợi

  • Trộn hỗn hợp gồm nấm mèo xắt sợi,  thịt nạc heo và tôm thật đều. Bắt chảo lên bếp cho phi thơm hành tím. Sau đó, cho hỗn hợp thịt, nấm, tôm, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm xào trên lửa vừa cho đến khi chín đều.

Cách chế biến

Với cách làm bánh khoai mỡ này bạn cần phải chuẩn bị thêm chút trứng cút. Sau khi luộc chín trứng cút thì bắt tay vào làm bánh thôi. Bạn có thể thay thế trứng và phô mai thành nhân mặn là thịt xay và nấm tai mèo, nhân tôm thịt,... để đổi vị. 

Bước 1: Bạn hấp khoai mỡ và đem tán nhuyễn. 

Bước 2: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn như bột nếp, muối, đường, bột năng vào rồi trộn đều.

Bước 3: Sau khi đã trộn hỗn hợp bột khoai mỡ thì bạn dùng bọc thực phẩm bọc kín lại và để ủ khoảng 30 phút- 1 tiếng đồng hồ. 

Bước 4: Sau khi bột đã ủ, bạn lấy một phần một tán đều cho dẹp. Tiếp đó, cho phô mai và trứng cút vào để tạo thành nhân bánh bên trong. Mỗi bánh bạn cho một quả trứng cút và một miếng phô mai vào rồi vo tròn lại. Thực hiện nhiều lượt như thế cho đến khi hết bột. 

Bước 5

Bạn cho các miếng khoai mỡ vào khay rồi cho vào nồi chiên không dầu. Bạn nướng trong khoảng 10 phút ở mức nhiệt 180 độ C. Lưu ý bạn có thể phết qua lớp dầu mỏng để khoai được giòn ngon hơn.

Kiểu bánh khoai mỡ chiên trứng cút và phô mai gần đây đang là ẩm thực đường phố Sài Gòn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Kiểu bánh này vừa ngon vừa đẹp mắt, phù hợp với những người yêu thích phô mai. 

Một số lưu ý khi làm bánh khoai mỡ 

  • Khoai mỡ được sử dụng để nấu nhiều món ăn ngon và hấp dẫn khác nhau. Để làm được món bánh khoai mỡ chiên ngon, bạn nên chọn mua những củ khoai mỡ to, có vỏ tối màu, càng tối càng tốt vì đây là những củ đã già, thịt chắc và ruột đặc dẻo, không bị xốp.

  • Nên mua những củ khoai mỡ có hình thuôn dài, kích thước cân xứng, cứng; không nên mua những củ khoai bị mềm, kích thước quá to, méo mó, có tình trạng bị dập nát và không còn nguyên vẹn, có mùi hay chảy dịch lạ.

  • Bánh khoai mỡ chiên đạt chuẩn là khi chiên xong sẽ chín vàng, có lớp vỏ ngoài giòn rụm còn bên trong thì dẻo ngọt, thơm bùi vị khoai mỡ.

  • Bánh khoai mỡ chiên giòn ngon hơn khi ăn cùng với tương ớt.

Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá