Sinh tố lúa mạch là gì?
Sinh tố lúa mạch là thức uống mới lạ có hương vị thơm ngon, ngọt bùi và một chút béo nhẹ.
Sinh tố có thành phần chính là lúa mạch đen, bơ, đậu phộng và một số thành phần khác theo khẩu vị người uống.
Món sinh tố này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao rất phù hợp để uống vào buổi sáng hay sau những buổi tập cần bổ sung năng lượng chuyển hóa nhanh ngay lập tức.
Những công dụng của món sinh tố lúa mạch
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Sinh tố lúa mạch cung cấp hàm lượng dưỡng chất dồi dào với rất nhiều loại vitamin, khoáng chất, protein giúp hỗ trợ các hoạt động của cơ thể
Không chỉ vậy lúa mạch cũng rất giàu chất xơ và lượng lớn Avenanthramides, Saponin giúp duy trì cân nặng hiệu quả, chống viêm nhiễm da, chống lão hóa mang lại làn da căng bóng, khỏe đẹp.
Giúp xương chắc khỏe
Các khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt, photpho có trong lúa mạch có chức năng duy trì cấu trúc của xương giúp xương chắc khỏe, ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
Thức uống này rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ và bảo vệ cấu trúc xương người già.
Tốt cho tim mạch
Công dụng không thể bỏ qua là phòng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ hàm lượng kali, magie và folate.
Đặc biệt, folate và vitamin B6 trong sinh tố còn có tác dụng ngăn chặn homocysteine - chất gây ảnh hưởng đến hệ tim và làm hỏng mạch máu.
Giúp giảm cân, làm đẹp da
Sinh tố lúa mạch còn có tác dụng rất tốt đối với giảm cân.
Bởi các chất dinh dưỡng có trong sinh tố lúa mạch tạo cảm giác lo lâu hạn chế tình trạng thèm ăn từ đó hỗ trợ cho quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, chất avenanthramide trong lúa mạch có tác dụng chống viêm nhiễm, dưỡng ẩm da giúp làn da luôn căng mịn, không bị lão hóa.
Ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển
Trong sinh tố lúa mạch còn có một chất gọi là Selenium có tác dụng chống viêm, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
>>>XEM NGAY: Danh Sách Máy Làm Sinh Tố Đáng Nhất 2022
>>>XEM THÊM VỀ: Công Thức Làm Sinh Tố Lúa Mạch
Top 7 món sinh tố lúa mạch hấp dẫn nhất mùa hè này
Dưới đây là một số công thức sinh tố lúa mạch dễ làm mà hương vị kỳ lôi cuốn.
1.Sinh tố lúa mạch táo
2. Sinh tố chuối lúa mạch
3.Sinh tố lúa mạch khoai lang
4.Sinh tố lúa mạch, cam và chuối
5.Sinh tố bơ chuối lúa mạch
6.Sinh tố cacao lúa mạch
7.Sinh tố lúa mạch dâu tây
Cách bảo quản và lưu ý khi sử dụng sinh tố lúa mạch
Sinh tố lúa mạch để trong chai kín có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh tối đa 48 giờ
Không nên để sinh tố lúa mạch bên ngoài quá lâu, bởi sinh tố dễ lên men và tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe/
Đối với cơ thể có thể trạng yếu hoặc đang mắc bệnh về gan, thận không nên sử dụng quá nhiều sinh tố lúa mạch bởi nó sẽ khiến bạn bị buồn nôn.
Khi mới bắt đầu uống sinh tố lúa mạch bạn chỉ nên nạp một lượng vừa phải để tránh cơ thể bị sốc và xảy ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp sinh tố lúa mạch với một vài loại trái cây theo sở thích, nó sẽ ngon hơn rất nhiều.
Tuy nhiên không được kết hợp với cam, chanh, muối, bởi nó sẽ làm mất đi các enzym có ích trong sinh tố lúa mạch.